Các vị trí trong phát triển game
Chào các bạn, ngọa hổ đây. Hôm nay nhân dịp bị mất tiền, mình muốn chia sẻ cho các bạn 1 số kiến thức về game, cho những ai có ý định tiến lên chuyên nghiệp. Đây hoàn toàn là kiến thức và nhận định chủ quan của mình, không tránh khỏi sai sót nhưng mong sẽ là 1 nguồn tham khảo cho các bạn :D
Kingsoft tạo ra võ lâm truyền kỳ như thế nào? Sang game boy tạo ra ghost school như thế nào?(xin lỗi nếu nhầm tên ) Đương nhiên là câu trả lời cho 2 câu hỏi đó là khác nhau. Theo như mình thấy thì hiện nay có 2 hướng phát triển đó là làm theo đội(team), và làm độc lập(indie). Làm theo team ở trong studio thì chuẩn bài, mỗi người 1 việc, deadline, document đầy đủ. Mỗi studio đều có quy trình sản xuất, công nghệ riêng. Một khi việc đã được chia ra thì chỉ tập trung hoàn thành phần mình là được. Còn indie, có nghĩa là 1 đội hoặc 1 người tự làm tất cả các bước để hoàn thành trò chơi đó. 1 người có thể gánh 1 vài vị trí, vừa design vừa code, vừa vẽ vừa hát.... Hiện nay thì game engine nhiều, các trang asset store cũng nhiều nên nhiều nhóm indie cũng mọc lên theo.
Sau đây là các vị trí lớn trong studio chuyên nghiệp.
[size=x-large]Game design[/size]
Game design sẽ quyết định xem trò chơi gồm những gì và chơi như thế nào. Nhiều bạn vẫn lầm tưởng game design có nghĩa là ngồi vẽ hình cho game. Đúng là game design có vẽ hình, nhưng là vẽ những hình như thế này
Game designer chính xác là những người đưa ra những ý tưởng đầu tiên, chung nhất cho trò chơi. Game design là 1 công việc thật sự phức tạp và khó, chứ không phải như 1 số người có tư tưởng như thế này:
"Tôi có ý tưởng về 1 trò chơi, nó bao gồm đồ họa hoành tráng của diablo 3 và chiến thuật mạnh mẽ của starcraft, có thể sẽ có hệ thống thú nuôi hoặc bang hội tương tự như wow. Bây giờ tôi cần 1 người biết lập trình C++ và 1 họa sĩ biết vẽ chibi. Chúng ta sẽ làm 1 trò chơi thật ngầu.”
Thế này các bạn ạ. Cái ý tưởng như trên, 1 thằng trẻ con cũng có thể nghĩ ra được, và không phải đứa trẻ con nào cũng có thể thiết kế được game. Để làm nghề này trước hết bạn phải code giỏi, vì bạn sẽ gõ đầu bọn code bắt bọn nó làm. Designer có thể code, code giỏi là khác, nhưng coder thì không thể design. Bạn có 2 con vẹt, con thứ 1 biết nói và thịt ăn ngon, con thứ 2 không biết nói và thịt ăn ngon. Đương nhiên bạn ăn thịt con thứ 2 và để con 1 nói. Đúng không nào ). Đó là so sánh designer và coder. Coding chỉ là 1 trong số rất nhiều kỹ năng cần có của designer. Để làm designer thì bạn cần phải có sự hiểu biết về tất cả các khía cạnh của trò chơi. Quản lý, lập kế hoạch, nghiên cứu, có tầm nhìn xa, viết tài liệu và giao nó cho những thành viên khác. Học tốt các môn toán, hiểu biết 1 tá các ngôn ngữ lập trình. Có bạn chắc sẽ thắc mắc, nếu mình làm những game dạng như nông trại vui vẻ, thì cần quái gì toán, cần quái gì nhiều ngôn ngữ lập trình. Vâng, nếu bạn có ý định trở thành game designer để design 1 game thì không cần những cái đó đâu, đại số tuyến tính, hệ trục tọa độ, và flash action script là cũng tương đối rồi.
[size=x-large]Programming[/size]
Programmer chính là vị trí mà bạn là người viết code, hay còn gọi là coder. Ở đoạn trên thì tớ dìm hàng coder ) Nhưng thực sự thì đây mới là những người tạo nên bộ khung xương trò chơi. Ở trong công nghệ phần mềm, coder là hạng bét nhất, thấp nhất. Ở trong công nghệ game, do đặc thù công việc, coder là hạng thấp nhất ). Để mình so sánh giữa công nghệ phần mềm và công nghệ game. Nếu bạn làm phần mềm, có hẳn 1 loạt các mô hình thiết kế kinh điển, việc bạn cần làm là ốp nó vào để viết code cho khoa học, mà đúng là nó khoa học thật. Và thế là đồ án phần mềm trường SPKT Hưng Yên, 10 thằng như chục ) mặc dù đề tài là nó khác nhau. Nếu bạn làm game, mỗi trò chơi nó có cái khác của nó, không có 1 mô hình chuẩn bài nào có thể áp dụng chính xác vào. Mà chỉ có tư tưởng, chiến thuật thiết kế. Các tư tưởng, chiến thuật này lại được rút ra từ việc làm phần mềm.
Khi nhắc đến việc quản lý nhân sự, thì trong đầu những thằng sinh viên SPKT nghĩ ngay đến việc giở lại project cũ kỳ trước, sửa sang vài thứ cho đúng yêu cầu, rồi nộp. Nhưng khi nhắc đến việc tạo map cho 1 trò Strategy, có vô vàn các hướng để làm. Tile map, no-tile map, iso map... rồi việc implement những cái này ra cũng phải tím hết cả mồm. Vậy nên mình nói là Game Programmer cần nhiều kỹ năng hơn Software Programmer.
Để làm game programmer, bạn vẫn phải học tốt các môn toán, cần 1 vài ngôn ngữ lập trình tủ và hiểu sâu sắc các công nghệ liên quan. Ví dụ designer bảo bạn dùng c++ load ảnh PNG thì bạn cần nhớ ngay đến libpng, bảo viết 1 tool vẽ map thì phải biết đường mà viết.
Game Programmer thì làm việc với giấy và bảng nhiều hơn là bàn phím. Trên TV hay là các video trailer các bạn thường thấy 1 anh sáng sủa ngồi bên 1 cái máy tính, sau đó cầm chuột di di mấy cái, gõ 1 2 chữ vào trong code, bật lên phát là cả 1 trường phong hoa tuyết nguyệt, thanh tú diễm lệ, nói chung là đủ các thể loại hoành tráng hiện ra ) đừng tưởng cái nghề code nó ngon ăn như vậy. Nó là vắt tay lên trán suy nghĩ, đầu đau như kiểu tóc mình mỗi sợ nặng 1 cân. Rồi đến khi mà bug nhiều, deadline sắp đến, sẽ là thức đêm, mắt gấu trúc, thiếu ngủ, sức khỏe suy giảm. Không phải là chuyện đùa.
[size=x-large]Art & Animation[/size]
Game Artist tạo ra hình ảnh, các đối tượng, công trình nhà cửa, cây cối cảnh vật... để làm đẹp cho trò chơi. Animator thì tạo ra sự chuyển động cho bọn này. Để dễ hiểu thì artirst/modeler tạo ra 1 bức tượng. Animator chuyển bức tượng thành con rối bằng cách thêm xương cho nó, vào sau đó điều khiển nó làm trò. Mình không hiểu lắm về mấy cái này, nếu bạn nào hứng thú thì search gô gô với từ khóa: speed painting, speed modeling, game animator, the making of <tên phim hoạt hình>
Lên trên deviant art các bạn có thể hóng rất nhiều hình của các artist, chủ yếu là concept art. Còn 3D thì có polycount, mình chỉ biết thế :D. Về animation, mình biết 1 quyển sách rất hay là The animator’s survival kit. 10 mấy Gb cả video + sách. Nhưng chưa có thời gian đọc.
[size=x-large]Audio[/size]
Tương tự art, nhưng làm việc với âm thanh. Chơi game mà tắt tiếng thì sự hứng thú phải giảm đến khoảng 30%. Ai chơi võ lâm, võ lâm 2, kiếm thế, chắc cũng biết là so với võ lâm thì nhạc của 2 cái kia chỉ là muỗi ) Tùy thuộc vào kích thước của dự án, mà bộ phận âm thanh có thể bao gồm 1 hoặc 2 người chỉ đạo về âm thanh, dạng như DJ, còn những bài nhạc hoặc lồng tiếng thì phải do dân chuyên làm.Mình cũng không rành lắm về cái này :D
[size=x-large]Quality Assurance[/size]
QA dịch ra là đảm bảo chất lượng, hay còn gọi là Game Testing. Công việc này không đơn giản như là nhiều người vẫn tưởng. Trong công nghệ phần mềm, nó vốn không đơn giản. Sang đến game, còn khó hơn. Không phải là họ đưa cho bạn 1 trò chơi đầy màu sắc, sau đó bạn chơi game với 100% niềm vui thú, giống kiểu chơi game lúc close beta. Mà là họ đưa cho 1 phần của trò chơi, yêu cầu cần phải đạt được của phần đó, và bạn phải dùng các biện pháp nghiệp vụ để tìm ra các lỗi. Vị trí này cần bạn phải hiểu biết về 1 vài ngôn ngữ lập trình.
Đây không phải là QA
Đây mới là QA
[size=x-large]Production Management & Publishing[/size]
Vị trí quản lý này thường làm công việc lên lịch, báo cáo, chịu trách nhiệm về ngân sách. Thường có từng vị trí nhỏ tương ứng quản lý các vị trí khác như Lead Artist, Lead Programmer, Lead Designer. Các vị trí liên quan kỹ thuật thì cần bạn phải có chuyên môn, các vị trí khác như Executive Producer, Sales Manager, ... thì chắc là cần kỹ năng quản lý. Mình cũng không rõ lắm về các vị trí này.
[size=x-large]Ở việt nam có những trường nào đào tạo về game[/size]
VTC Academy, đào tạo nhiều vị trí. Học phí đắt.
FPT Arena, chuyên về đồ họa. Học phí đắt.
Các trường mạnh về công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia HN/HCM, ĐH Bách Khoa HN/HCM/ĐN, ĐH FPT, Học viện bưu chính viễn thông, ĐH Cần thơ...
Các trường chuyên cấp 3 có khối chuyên tin.
Nên nhớ học để làm game không nhất thiết thầy giáo phải dạy bạn làm được trò chơi. Thầy dạy lập trình, còn bạn lập trình cái gì là tùy. Thầy dạy vẽ, còn bạn vẽ cái gì đấy là do bạn. Cứ học đi, không thừa đâu. Đến khi đủ khả năng nhận thức được mình cần học cái gì, thì hẵng tính.
[size=large]Chào thân ái và quyết thắng.[/size]
Kingsoft tạo ra võ lâm truyền kỳ như thế nào? Sang game boy tạo ra ghost school như thế nào?(xin lỗi nếu nhầm tên ) Đương nhiên là câu trả lời cho 2 câu hỏi đó là khác nhau. Theo như mình thấy thì hiện nay có 2 hướng phát triển đó là làm theo đội(team), và làm độc lập(indie). Làm theo team ở trong studio thì chuẩn bài, mỗi người 1 việc, deadline, document đầy đủ. Mỗi studio đều có quy trình sản xuất, công nghệ riêng. Một khi việc đã được chia ra thì chỉ tập trung hoàn thành phần mình là được. Còn indie, có nghĩa là 1 đội hoặc 1 người tự làm tất cả các bước để hoàn thành trò chơi đó. 1 người có thể gánh 1 vài vị trí, vừa design vừa code, vừa vẽ vừa hát.... Hiện nay thì game engine nhiều, các trang asset store cũng nhiều nên nhiều nhóm indie cũng mọc lên theo.
Sau đây là các vị trí lớn trong studio chuyên nghiệp.
[size=x-large]Game design[/size]
Game design sẽ quyết định xem trò chơi gồm những gì và chơi như thế nào. Nhiều bạn vẫn lầm tưởng game design có nghĩa là ngồi vẽ hình cho game. Đúng là game design có vẽ hình, nhưng là vẽ những hình như thế này
Game designer chính xác là những người đưa ra những ý tưởng đầu tiên, chung nhất cho trò chơi. Game design là 1 công việc thật sự phức tạp và khó, chứ không phải như 1 số người có tư tưởng như thế này:
"Tôi có ý tưởng về 1 trò chơi, nó bao gồm đồ họa hoành tráng của diablo 3 và chiến thuật mạnh mẽ của starcraft, có thể sẽ có hệ thống thú nuôi hoặc bang hội tương tự như wow. Bây giờ tôi cần 1 người biết lập trình C++ và 1 họa sĩ biết vẽ chibi. Chúng ta sẽ làm 1 trò chơi thật ngầu.”
Thế này các bạn ạ. Cái ý tưởng như trên, 1 thằng trẻ con cũng có thể nghĩ ra được, và không phải đứa trẻ con nào cũng có thể thiết kế được game. Để làm nghề này trước hết bạn phải code giỏi, vì bạn sẽ gõ đầu bọn code bắt bọn nó làm. Designer có thể code, code giỏi là khác, nhưng coder thì không thể design. Bạn có 2 con vẹt, con thứ 1 biết nói và thịt ăn ngon, con thứ 2 không biết nói và thịt ăn ngon. Đương nhiên bạn ăn thịt con thứ 2 và để con 1 nói. Đúng không nào ). Đó là so sánh designer và coder. Coding chỉ là 1 trong số rất nhiều kỹ năng cần có của designer. Để làm designer thì bạn cần phải có sự hiểu biết về tất cả các khía cạnh của trò chơi. Quản lý, lập kế hoạch, nghiên cứu, có tầm nhìn xa, viết tài liệu và giao nó cho những thành viên khác. Học tốt các môn toán, hiểu biết 1 tá các ngôn ngữ lập trình. Có bạn chắc sẽ thắc mắc, nếu mình làm những game dạng như nông trại vui vẻ, thì cần quái gì toán, cần quái gì nhiều ngôn ngữ lập trình. Vâng, nếu bạn có ý định trở thành game designer để design 1 game thì không cần những cái đó đâu, đại số tuyến tính, hệ trục tọa độ, và flash action script là cũng tương đối rồi.
[size=x-large]Programming[/size]
Programmer chính là vị trí mà bạn là người viết code, hay còn gọi là coder. Ở đoạn trên thì tớ dìm hàng coder ) Nhưng thực sự thì đây mới là những người tạo nên bộ khung xương trò chơi. Ở trong công nghệ phần mềm, coder là hạng bét nhất, thấp nhất. Ở trong công nghệ game, do đặc thù công việc, coder là hạng thấp nhất ). Để mình so sánh giữa công nghệ phần mềm và công nghệ game. Nếu bạn làm phần mềm, có hẳn 1 loạt các mô hình thiết kế kinh điển, việc bạn cần làm là ốp nó vào để viết code cho khoa học, mà đúng là nó khoa học thật. Và thế là đồ án phần mềm trường SPKT Hưng Yên, 10 thằng như chục ) mặc dù đề tài là nó khác nhau. Nếu bạn làm game, mỗi trò chơi nó có cái khác của nó, không có 1 mô hình chuẩn bài nào có thể áp dụng chính xác vào. Mà chỉ có tư tưởng, chiến thuật thiết kế. Các tư tưởng, chiến thuật này lại được rút ra từ việc làm phần mềm.
Khi nhắc đến việc quản lý nhân sự, thì trong đầu những thằng sinh viên SPKT nghĩ ngay đến việc giở lại project cũ kỳ trước, sửa sang vài thứ cho đúng yêu cầu, rồi nộp. Nhưng khi nhắc đến việc tạo map cho 1 trò Strategy, có vô vàn các hướng để làm. Tile map, no-tile map, iso map... rồi việc implement những cái này ra cũng phải tím hết cả mồm. Vậy nên mình nói là Game Programmer cần nhiều kỹ năng hơn Software Programmer.
Để làm game programmer, bạn vẫn phải học tốt các môn toán, cần 1 vài ngôn ngữ lập trình tủ và hiểu sâu sắc các công nghệ liên quan. Ví dụ designer bảo bạn dùng c++ load ảnh PNG thì bạn cần nhớ ngay đến libpng, bảo viết 1 tool vẽ map thì phải biết đường mà viết.
Game Programmer thì làm việc với giấy và bảng nhiều hơn là bàn phím. Trên TV hay là các video trailer các bạn thường thấy 1 anh sáng sủa ngồi bên 1 cái máy tính, sau đó cầm chuột di di mấy cái, gõ 1 2 chữ vào trong code, bật lên phát là cả 1 trường phong hoa tuyết nguyệt, thanh tú diễm lệ, nói chung là đủ các thể loại hoành tráng hiện ra ) đừng tưởng cái nghề code nó ngon ăn như vậy. Nó là vắt tay lên trán suy nghĩ, đầu đau như kiểu tóc mình mỗi sợ nặng 1 cân. Rồi đến khi mà bug nhiều, deadline sắp đến, sẽ là thức đêm, mắt gấu trúc, thiếu ngủ, sức khỏe suy giảm. Không phải là chuyện đùa.
[size=x-large]Art & Animation[/size]
Game Artist tạo ra hình ảnh, các đối tượng, công trình nhà cửa, cây cối cảnh vật... để làm đẹp cho trò chơi. Animator thì tạo ra sự chuyển động cho bọn này. Để dễ hiểu thì artirst/modeler tạo ra 1 bức tượng. Animator chuyển bức tượng thành con rối bằng cách thêm xương cho nó, vào sau đó điều khiển nó làm trò. Mình không hiểu lắm về mấy cái này, nếu bạn nào hứng thú thì search gô gô với từ khóa: speed painting, speed modeling, game animator, the making of <tên phim hoạt hình>
Lên trên deviant art các bạn có thể hóng rất nhiều hình của các artist, chủ yếu là concept art. Còn 3D thì có polycount, mình chỉ biết thế :D. Về animation, mình biết 1 quyển sách rất hay là The animator’s survival kit. 10 mấy Gb cả video + sách. Nhưng chưa có thời gian đọc.
[size=x-large]Audio[/size]
Tương tự art, nhưng làm việc với âm thanh. Chơi game mà tắt tiếng thì sự hứng thú phải giảm đến khoảng 30%. Ai chơi võ lâm, võ lâm 2, kiếm thế, chắc cũng biết là so với võ lâm thì nhạc của 2 cái kia chỉ là muỗi ) Tùy thuộc vào kích thước của dự án, mà bộ phận âm thanh có thể bao gồm 1 hoặc 2 người chỉ đạo về âm thanh, dạng như DJ, còn những bài nhạc hoặc lồng tiếng thì phải do dân chuyên làm.Mình cũng không rành lắm về cái này :D
[size=x-large]Quality Assurance[/size]
QA dịch ra là đảm bảo chất lượng, hay còn gọi là Game Testing. Công việc này không đơn giản như là nhiều người vẫn tưởng. Trong công nghệ phần mềm, nó vốn không đơn giản. Sang đến game, còn khó hơn. Không phải là họ đưa cho bạn 1 trò chơi đầy màu sắc, sau đó bạn chơi game với 100% niềm vui thú, giống kiểu chơi game lúc close beta. Mà là họ đưa cho 1 phần của trò chơi, yêu cầu cần phải đạt được của phần đó, và bạn phải dùng các biện pháp nghiệp vụ để tìm ra các lỗi. Vị trí này cần bạn phải hiểu biết về 1 vài ngôn ngữ lập trình.
Đây không phải là QA
Đây mới là QA
[size=x-large]Production Management & Publishing[/size]
Vị trí quản lý này thường làm công việc lên lịch, báo cáo, chịu trách nhiệm về ngân sách. Thường có từng vị trí nhỏ tương ứng quản lý các vị trí khác như Lead Artist, Lead Programmer, Lead Designer. Các vị trí liên quan kỹ thuật thì cần bạn phải có chuyên môn, các vị trí khác như Executive Producer, Sales Manager, ... thì chắc là cần kỹ năng quản lý. Mình cũng không rõ lắm về các vị trí này.
[size=x-large]Ở việt nam có những trường nào đào tạo về game[/size]
VTC Academy, đào tạo nhiều vị trí. Học phí đắt.
FPT Arena, chuyên về đồ họa. Học phí đắt.
Các trường mạnh về công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia HN/HCM, ĐH Bách Khoa HN/HCM/ĐN, ĐH FPT, Học viện bưu chính viễn thông, ĐH Cần thơ...
Các trường chuyên cấp 3 có khối chuyên tin.
Nên nhớ học để làm game không nhất thiết thầy giáo phải dạy bạn làm được trò chơi. Thầy dạy lập trình, còn bạn lập trình cái gì là tùy. Thầy dạy vẽ, còn bạn vẽ cái gì đấy là do bạn. Cứ học đi, không thừa đâu. Đến khi đủ khả năng nhận thức được mình cần học cái gì, thì hẵng tính.
[size=large]Chào thân ái và quyết thắng.[/size]
Comments
Không tồn tại bất kì một vị trí nào gọi là Game Designer, đó là một danh từ chỉ chung cho các thiết kế viên dành cho game
Các vị trí phải được phân ra như sau:
Game Planner - Người lên ý tưởng cho game nếu xét về kỹ năng thì Game Planner có khả năng cao trong việc diễn hoạt, đưa ra ý tưởng gốc ban đầu cũng như tiến trình để thực hiện các ý tưởng đó, điều này đòi hỏi tính sáng tạo cao cũng như khả năng sắp xếp, tính logic trong hoạt động kế hoạch
các tool cần thiết của Game Planner bao gồm :
+Visual Studio
+3DSMax & Photoshop
+Powerpoint & Excel
Game Director - Cũng gần giống như Game Planner, nhưng đây là người trực tiếp chỉ đạo tổng thể cũng như trình bày quá trình thực hiện kế hoạch, chủ yếu là chỉ trỏ nhiều và làm bia đỡ đạn :uynhnhau:
Game Producer - Gần giống như Game Planner, nhưng đây là người cấp cao hơn so với Game Planner, trực tiếp chỉ đạo thực hiện kế hoạch và ý tưởng của Game Planner, có thể xem đây là người giao thoa giữa tất cả các công đoạn có thể có trong Game Design, đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất cao
Game Programmer - Cái tên thì ai cũng biết công việc là gì. Vâng, anh ấy chỉ program và program mà thôi. Theo đánh giá về kỹ năng, các Game Programmer có trình độ cao nhất về Programming, trình độ thứ 2 về diễn họa và trình độ thứ 4 về Design chuyên biệt. Lý do? Vì programmer chỉ lo thiết kế hệ thống chính cũng như các động tác, hoạt động tương tác trong môi trường game mà thôi. Tuy nhiên, đây là những việc rất căng não nên đòi hỏi Game programmer có cái đầu tính toán rất tốt cũng như khả năng logic cao
Tool cần thiết cho một Game Programmer:
+Visual Studio
+Giấy và API Reference (Nếu làm bằng một engine nhất định)
Game CG Designer - Đây là công việc mà ít người để ý đến, đơn giản vì độ khó của nó. Game CG Designer là người thực hiện Cutscene In-Game hoặc góp phần vào xây dựng môi trường game (thường là các Environmental Artist gồm 2D Artist và 3D Modeler). Theo đánh giá kỹ năng, Game CG Designer có kỹ lăng cao nhất trong Design, thứ 2 trong thụ lý chuyển động và bét bảng trong Programming (chết cha), tuy nhiên công việc này đòi hỏi rất cao về khiếu thẩm mỹ (đi vẽ đầu tượng đi)
Tool cần thiết cho một Game CG Designer:
+Maya (làm CG) & 3DS Max (làm Low Poly Model cho Game)
+Photoshop (Chỉnh sửa ảnh nếu có) & Adobe Illustrator (Vẽ và tác họa texture cũng như làm poster quảng cáo)
SFX Creator - Công việc gần như chẳng ai để ý, nhưng nó rất quan trọng vì SFX Creator cũng như Music Composer là người thả hồn vào game, làm game sinh động hơn với các giai điệu, âm thanh chận thật. Theo đánh giá kỹ năng, SFX Creator rất tệ trong Design, diễn hoạt, programming (vô dụng thế) nhưng đứng đầu trong phần tạo lập SFX và BGM
Tool cần thiết:
+ProTools
+Vocaloid3 Miroslav Philharmonik (Hình như là chỉ có ở Game Designer Nhật thôi)
+Midi Rhythm Test
Ngoài ra thì còn có
CG & Visual Designer - Những con người sống vì cái đẹp, họ sáng tạo và diễn họa lại các khung ảnh phim chân thật, hay siêu tưởng. Có thể gọi họ là các phù thủy trong lĩnh vực Design. Theo đánh giá kỹ năng, họ có khả năng Design đứng đầu, diễn họa đứng đầu, programming bậc 3 và âm thanh bậc 3. Tuy nhiên, để đạt đến trình độ này thì phải qua thời gian khổ luyện rất dài
Tool cần thiết:
+Maya
+ZBrush
+Motion Builder
Ngoài ra, với tất cả các game designer, các công cụ hỗ trợ bên ngoài gồm có:
Drawing Tablet (Các thương hiệu như Genius, Bamboo và quan trọng nhất là Wacom với dòng Wacom Cintiq :uynhnhau: đặc biệt là Wacom Cintiq UX21 :caocao:)
Giấy viết (chúng nó xả rác ghê lắm, tin không?)
Bút chì các loại (Với Programmer thì một cây bút chì kim là đủ, nhưng với Designers thì bút chì gỗ đủ loại)
Máy Scan (Gần đây còn có cả 3D Scanner, cho phép Scan một tượng bằng thạch cao hay đất sét và chuyển tải đầy đủ các thông số gồm cả Vertrices, Bones và Rigidbodies vào các công cụ 3D, đặc biệtlà của Autodesk) :laclac:
Và Workstation (yên tâm, cái này ai cũng cần, ngay cả programmer, với giá rẻ lắm thì cũng khoảng 150tr đồng việt nam cho tới thần thánh hiện tại hình như là 650tr, với độ xử lý nhanh hơn rất nhiều so với PC sử dụng Intel Dual Core i7 và card VGA nVidia bình thường, bởi lẽ nó sử dụng ít nhất là 16 core để xử lý và Card màn hình thuộc hàng TOP 10 của eVGA đổ lên, một máy tầm tầm chắc có khoảng 12 cái quạt tản nhiệt à) lý do là do công việc render ra của một game rất nặng, không nói đâu xa, với một máy như của mình (Dual Core E2140, VGA: 9800GT và 3Gb Ram) mà render một model 3D với số Poly lên khoảng 1tr là máy tự reset ngay lập tức, hoặc một đoạn phim 1600x1200 bình thường với rất ít effect (xài After Effects) dài khoảng 3 ph' là lag tưng bừng. Trước nghe đồn ở bên Polygon Academy đã từng phải ghép 7 cái Intel Core i3 lại để render phim ấy chứ :thoaimai:
Quên nữa, không phải cứ học lập trình là làm được game, vì làm game thật phải lập trình theo một hướng khác, nhất là với Console
Các trường dạy làm game ở Việt Nam thật ra chỉ có:
VTC Academy (Chọn cái này là hay nhất)
FPT Arena (Thiên về Motion Design hơn)
Redsun (Nhưng mà chất lượng rởm)
ĐHQG - ĐHKHTN (Chỉ thiên về design cho Android và iOS)
Còn mấy cái chủ thớt đưa ra như ĐHQG - ĐHBK thì xin thưa, trường đó còn lởm hơn KHTN về IT (Chứ không phải Game Design)
Còn trường cấp 3 á :buonnon: nghĩ sao vậy chủ thớt, chúng nó chỉ học mấy cái program bằng Pascal, làm một cái game pingpong trên MSDOS còn khó chứ đừng nói. Chúng nó chỉ biết mấy thứ thuật tóan xử lý số liệu (quy hoạch động, đệ quy, Djkastra,...), và hầu hết đều học rất lơ tơ mơ, chưa kể như trường tui (tự hào đứng đầu TP.HCM đấy), khối chuyên tin nó bỏ môn tin từ bốn đời rồi
vậy 4rum mình toàn 1 mình kham hết thì tức là toàn siêu nhân cmnr =))
p/s : mình thấy học lơ mơ chắc là do bạn thui chứ mình học vẫn hiểu thuật đấy thui ^^
Còn thú thật chứ như mấy cái đệ quy này kia, chẳng qua là xử lý số liệu, chỉ dùng cho các chương trình xác suất thống kê này kia thì chắc là còn xài được, với lại lên C# có nhiều hàm 2 - 3 dòng là ra kết quả, trong khi Pascal/Delphi làm gần 10 dòng mới ra (nghĩa là (O) trong C# bé hơn (O) trong Pascal khá nhiều lần), trước năm lớp 9, lúc mó tay vô cái đống đó là đã thấy linh tinh nhiều rồi, tới lúc thuần thục thì thấy nó tào lao hơn nhiều :caocao:
Với cả, trong game ít xử lý số liệu lắm, đặc biệt là game 3D
Ví dụ một bản C# nhé (tại làm Unity)
P/S: Mình không học chuyên tin :lanlan: cơ mà toàn đi chỉ bài chuyên tin thôi, nhất là lên năm lớp 11 (nhưng mà trường mình ngộ lắm, lớp thường như con ghẻ ấy)
bài viết mang tính định hướng là chính. đây là các vị trí lớn. cái từ game design quá phổ biến rồi mà bạn bảo không tồn tại là sao???? đồng ý không phải cứ lập trình là làm được game, ý mình bảo vào các trường đó để học lập trình. bây giờ bạn bảo vô đâu để học game design ngoài các trường đó????? nước mình làm gì có chỗ nào đào tạo môn này, vào các trường chuyên tin từ đầu thì về sau muốn chuyển sang nó cũng dễ.
p/s: mà lại nói đến chuyện thi cử, nếu bạn 96 đã từng thi quốc gia rồi mình pm hỏi 1 số cái nhé. ý bạn là viết ở c# có 1 độ phức tạp khác, và viết ở pascal lại khác. nếu vậy bạn chẳng hiểu gì về O. và cái sự nhanh chậm khi mà code game, phụ thuộc vào nhiều thứ không chỉ mỗi O, nên là bạn viết c# pascal ra khác tốc độ, đó là chuyện bình thường. không phải do chuyển ngôn ngữ mà nó giảm độ phức tạp.
- Nhóm Model (nhóm em dựng nv, items, nhà, xe...và vẽ texture)
- Nhóm Animation (chuyên về chuyển động nhân vật)
- Nhóm Effect (tung chưởng, cháy nổ, phun máu vào đây)
Về phần nềm thì sử dụng những công cụ sau : 3D Max, Maya , Body paint và Photoshop
Nhưng nghe mấy sư huynh trong cty nói muốn trình cao hơn nữa thì nên làm quen qua Zbrush
Muốn theo ngành này thì bạn có thể học ở ngoài, khuyên chân thành là đừng thi vào đại học để theo ngành thiết kế đồ họa ở trong ấy, nó dạy chẳng liên quan gì đâu, chỉ tốn thêm tiền bạc và thời gian của bạn thôi, muốn học chuyên xâu về cái này thì em thấy tốt nhất là vào VTC Academy, tuy học phí có cao nhưng đây là trường chất lượng nhất, hình như học đến cả Zbrush (quá dữ), đừng vào FPT Arena nó lởm lắm :uynhnhau:
Theo kinh nghiệm đúc kết được nếu bạn muốn theo ngành game, ĐỪNG BAO GIỜ THI VÀO ĐẠI HỌC :buonnon:
Đã muốn theo Game Design thì vất bà nó cái ĐH đi, nếu ở bên Nhật thì đi Senmon Gakkou là ổn nhất, thời gian đào tạo ngắn mà ra nó chuẩn chuyên ngành
Còn vụ dựng 3D Modeler, rồi 3D Animator và FX Animator thì nó là kiểu chuyên môn hóa theo mô hình hoạt động của Japan (mỗi người lo một khâu là tuyệt vời nhất) và hoạt động theo hướng Bottom-Up (nghe đồn)
Mình thì chỉ có 1 chữ tặng tất cả mọi người:
Có ai cãi nhau đâu hở Lee -.-
dân thường đi ra cho chính trị gia thảo luận ! :dedoa: