[Hướng Dẫn] Cùng học Game Maker: Studio #2
phamphuphiphuong
Posts: 58Registered, Moderators
Cùng học Game Maker: Studio #2
Biểu thức điều kiện
Nói sao nhỉ :> thế này đi biểu thức điều kiện sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra một điều kiện bạn cho nó và nếu nó thỏa mãn nó sẽ thực thi đoạn code bên trong, các câu lệnh điều kiện hay dùng là if, if else, else if, switch
Câu lệnh điều kiện if
Sẽ kiểm tra một điều kiện và nếu thỏa mãn sẽ thực thi đoạn code bên trong câu lệnh ifCú pháp của câu lệnh điều kiện if
if(dieu_kien) {
//Code
}
Ví dụ sử dụng câu lệnh điều kiện if để kiểm tra nếu biến a bằng 0 thì show ra dòng chữ "Biến a là số không" bằng hàm show_debug_message(string), hàm này sẽ hiện những gì mình truyền vào ở khung compile trong phần mềm, các bạn test code bằng trang https://yal.cc/r/gml/ trước cho tiện nhé
//Khai báo biến a = 0;
a = 0;
//Kiếm tra nếu biến a bằng câu lệnh if
if(a == 0) {
//Show dòng chữ "Biến a là số không" nếu thỏa mãn điều kiện
show_debug_message("Biến a là số không");
}
Output
Biến a là số không
Biến a là số không
Như đoạn code trên thì biến a thỏa mãn điều kiện nó sẽ hiện dòng chữ "Biến a là số không".
//Khai báo biến a = 1;
a = 1;
//Kiếm tra nếu biến a bằng câu lệnh if
if(a == 0) {
//Show dòng chữ "biến a là số 0" nếu thỏa mãn điều kiện
show_debug_message("Biến a là số không");
}
Output
Như đoạn code trên thì biến a không thỏa mãn điều kiện nó sẽ không thực thi đoạn code bên trongCâu lệnh điều khiển if else
Như câu lệnh điều kiện if nhưng có thêm else phía sau, nếu thỏa mãn điều kiện của if thì sẽ thực hiện đoạn code bên trong if và bỏ qua đoạn code bên trong else và ngược lại nếu if không thỏa mãn thì sẽ thực hiện đoạn code bên trong elseCú pháp câu lệnh if else
if(dieu_kien){
//Code
} else {
//Code
}
Ví dụ cho biến a = 69 và kiểm tra nếu biến a bằng một thì sẽ show dòng chữ "Biến a bằng một" nếu biến a không thảo mãn điều kiện sẽ show dòng chữ "Biến a không bằng một".
//Khai báo biến a = 69
a = 69;
if(a == 1){
//Đoạn code thực thi nếu thỏa mãn
show_debug_message("Biến a bằng một");
} else {
//Đoạn code thực thi nếu không thỏa
show_debug_mesasge("Biến a không bằng một");
}
Output
Biến a không bằng một
Biến a không bằng một
Như đoạn code trên biến a bằng 69 và nó không bằng 1 nên sẽ thực thi đoạn code bên trong else
Câu lệnh điều kiện else if
Có thể nói nó giống như bạn dùng nhiều câu if một lúc vậy, cái nào thỏa mãn sẽ thực hiện đoạn code bên trong và nếu "tất cả" đều không thỏa nó sẽ thực hiện đoạn code ở elseCú pháp câu lệnh điều kiện else if
if(dieu_kien_thu_nhat){
//Code
} else if(dieu_kien_thu_hai) {
//Code
} else {
//Code
}
Ví dụ cho biến a = 1 và kiểm tra nếu a bằng 0 sẽ show dòng chữ "Biến a bằng không", nếu biến a bằng một thì show dòng chữ "Biến a bằng một", nếu cả hai điều kiện không thảo mãn sẽ show dòng chữ "Không thỏa mãn bất kì điều kiện nào".
//Khai báo biến a = 1;
a = 1;
if(a== 0) {
show_debug_message("Biến a bằng không");
} else if(a == 1) {
show_debug_message("Biến a bằng một");
} else {
show_debug_message("Không thỏa mãn bất kì điều kiện nào");
}
Output
Biến a bằng một
Biến a bằng một
Như đoạn code trên biến a được khai báo bằng một nên thỏa mãn điều kiện và show dòng chữ "Biến a bằng một", các bạn có thể thay đổi giá trị của biến a để kiểm tra tất cả điều kiện
Câu lệnh điều kiện switch
Cũng có tác dụng tựa như if XD ờ thì các bạn truyền vào một tham số nó sẽ kiểm tra thứ đó và nếu thỏa mãn điều kiện đưa ra nó sẽ thực thi code trong điều kiện đó và nếu không có điều kiện nào thỏa mãn nó sẽ thực hiện đoạn code trong điều kiện mặc định (default), mình không biết cách giải thích cơ mà xem ví dụ các bạn cũng sẽ hiểu :vCấu trúc của câu lệnh switch
switch(cho_vao_day_mot_cai_gi_do){
case:
//điều kiện thứ nhất
break;
case:
//điều kiện thứ 2
break;
default:
//điều kiện mặc định
break;
}
Ví dụ kiểm tra biến a là số mấy với switch và show nó ra nếu nó thỏa mãn điều kiện nào đó bên trong switch
//Khai báo biến a = 4
a= 4;
//Kiểm tra biến a với switch
switch(a) {
//Điều kiện thứ nhất
case 0:
show_debug_message("Số không");
break;
//Điều kiện thứ hai
case 1:
show_debug_message("Số một");
break;
//Điều kiện thứ ba
case 2:
show_debug_message("Số hai");
break;
//Điều kiện thứ tư
case 3:
show_debug_message("Số ba");
break;
//Điều kiện thứ năm
case 4:
show_debug_message("Số bốn");
break;
//Điều kiện thứ sáu
case 5:
show_debug_message("Số năm");
break;
//Điều kiện mặc định
default:
show_debug_message("Không biết a là số mấy XD");
break;
}
Output
Số bốn
Số bốn
Như đoạn code trên biến a ban đầu là bằng 4 dùng switch kiểm tra thì case thứ năm thỏa mãn nên show dòng chữ "Số bốn"
Các bạn có thể thay đổi giá trị để kiểm tra sự khác biệt.
Kết thúc phần hai mong các bạn hiểu mình đang truyền tải kiến thức gì ~~
Tagged:
Comments
THAM GIA GROUP CỦA TTC TRÊN FACEBOOK