4 quá trình xây dựng game hoàn chỉnh

Black FaceBlack Face Posts: 424Registered
[size=small][font=arial, verdana, tahoma]Tình cờ tìm hiểu thêm về cách để tạo 1 game, mình đọc được bài viết này, đọc qua thấy khá OK nên mình chia sẻ các bạn, nhất là newbie hoặc đang làm dở dự án, để có hướng nhìn tốt nhất không dẫn đến drop giữa chừng.[/font][/size]


[size=small][font=arial, verdana, tahoma]Hiện tại mình không phải dân làm game chuyên nghiệp, lúc trước cũng như các bạn hiện giờ thôi, nhưng trong quá trình làm và chỉ có 1 mình nên mình chỉ làm theo hướng: => [font=Arial, Helvetica, sans-serif]Ý tưởng – Thiết kế ý tưởng – Thực hiện, và kinh nghiệm của mình là, chỉ cần có ý tưởng, việc thực hiện nên ý tưởng đó chỉ là điều thời gian + độ lì để tìm hiểu của các bạn đến đâu, vì trong quá trình thực hiện ý tưởng, khả năng hiện tại không thể đáp ứng được ý tưởng đó, => Google search.[/font][/font][/size]


[size=small][font=arial, verdana, tahoma][font=Arial, Helvetica, sans-serif]Chỉ tìm được 4-6% thế giới net nhưng Google search cũng dư sức giúp chúng ta thực hiện nên ý tưởng của mình.[/font][/font][/size]
[size=small][font=arial, verdana, tahoma][font=Arial, Helvetica, sans-serif][font=Arial, Helvetica, sans-serif]“Ý tưởng – Thiết kế ý tưởng – Thực hiện” là quy trình làm và quản lý một dự án game đơn giản nhưng hiệu quả. Ý tưởng đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình làm game. Nó chính là yếu tố tiên quyết tạo nên sự khác biệt, độc đáo và quyết định thành công hay thất bại của một sản phẩm. “Ý tưởng đưa ra phải phù hợp với điều kiện kỹ thuật cũng như thực lực của bạn. Ý tưởng không phải đến từ những điều quá phức tạp, mà từ chính những suy nghĩ đơn giản nhất, những sở thích của tất cả các thành viên trong cùng một team
[/font][/font][/font][/size]
[size=small][font=arial, verdana, tahoma][font=Arial, Helvetica, sans-serif][font=Arial, Helvetica, sans-serif][font=Arial, Helvetica, sans-serif]Một ý tưởng game được cho là hoàn chỉnh khi có đầy đủ những đặc tả và mô tả cụ thể, luật chơi rõ ràng, thách thức, cao trào trong game play…Sau khi game designer trình bày ý tưởng của mình, các bộ phận khác trong team sẽ cùng thảo luận cách thức thực hiện ý tưởng.
[/font][/font][/font][/font][/size]


[size=small][font=arial, verdana, tahoma]Khi phát triển game, có người viết code ngay, nhưng cũng có người dành thời gian tạo tài liệu thiết kế thật chi tiết, chỉ rõ từng giai đoạn phát triển game, từ ý tưởng kịch bản, thuộc tính nhân vật, phong cách chủ đạo cho đồ họa và âm thanh... cho đến phân bố độ khó cho các màn chơi. Thông thường, tài liệu ban đầu càng được xây dựng chi tiết thì thời gian phát triển càng nhanh, sản phẩm cuối cùng sẽ có chất lượng càng tốt và không khác biệt nhiều so với ý tưởng ban đầu.
Trong một đội phát triển game thường có nhiều người, tối thiểu phải có những vị trí sau:

1. Lập trình

2. Thiết kế đồ họa

3. Soạn nhạc và hiệu ứng âm thanh

4. Viết kịch bản

5. Kiểm tra và đóng gói sản phẩm

Qua đó cần phải có một tài liệu thật tốt để mọi người có chung tiếng nói, hiểu được mục tiêu chung và cùng nhau phát triển tốt sản phẩm game.

Tổng quát, phát triển game gồm 4 giai đoạn:

1. Giai đoạn tiền sản phẩm/ý tưởng 

2. Đặc tả cho lập trình

3. Thực hiện viết code, thiết kế đồ họa và soạn nhạc, hiệu ứng âm thanh

4. Kiểm tra và đóng gói sản phẩm

1. Giai đoạn tiền sản phẩm/ý tưởng

Ở giai đoạn này, từng thành viên phát triển ý tưởng, sau đó thống nhất với cả đội để xác định ý tưởng chủ đạo của sản phẩm.

Qua giai đoạn này, các ý tưởng cho lập trình, nội dung, thể loại game (action, puzzle, adventure, platform, sport, RPG...), phong cách đồ họa và âm nhạc dần được hình thành thể hiện qua biểu đồ, đặc tả, các thông số thử nghiệm, hình vẽ tay về nhân vật (sketch), giai điệu nhạc... được lựa chọn và thống nhất xuyên suốt các giai đoạn phát triển.

2. Đặc tả lập trình

Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình thiết kế game. Bạn càng bỏ nhiều thời gian cho giai đoạn này thì khi lập trình, gỡ lỗi càng nhàn hạ. Lập trình viên chuyên nghiệp hiểu rằng lỗi xuất hiện trong quá trình thiết kế sẽ thiệt hại hơn nhiều so với lỗi được phát hiện trong giai đoạn này.

Bạn cần giấy, bút hay chương trình văn bản và cùng với một vài người khác chơi thử game. Khi “chơi thử” bằng cách ghi ra giấy, các ưu/khuyết của thiết kế sẽ lộ rõ và bạn có thể chỉnh sửa cho đến khi cảm thấy vừa ý.

3. code, đồ họa, nhạc, hiệu ứng âm thanh
[/font]

[font=arial, verdana, tahoma]² Code:

Với đặc tả đã có, hãy dự tính thời lượng cho việc lập trình, tính toán ngày công kỹ càng để có thể ước tính khối lượng công việc và dễ theo dõi tiến độ.[/font][/size]
[size=small]A0709_MobileLabs_144a.jpg
Giao diện viết code.

[/size]
[align=justify][font=arial, verdana, tahoma]² Thiết kế đồ họa[/font][/align]
[align=justify][font=arial, verdana, tahoma]Do độ phân giải của màn hình điện thoại di động khá nhỏ nên mọi vật thể đồ họa trong game đều được thực hiện bằng đồ họa điểm ảnh (pixel art), vì vậy người thiết kế đồ họa ngoài kiến thức về vẽ tay, đổ bóng còn phải có kỹ năng thao tác tỉ mỉ.

Các thiết kế pixel art cho game gồm:
[/font][/align]
[font=arial, verdana, tahoma] 

A0709_MobileLabs_144b.jpg
Hình: Giao diện thiết kế đồ hoạ Mappy.

[/font]
[align=justify][font=arial, verdana, tahoma]• Tile: các hình khối hình vuông hay hình thoi nhỏ để khi vẽ lại các khối đó gần nhau ta được một sơ đồ hoàn chỉnh.

• Sprite: là một chuỗi liên hoàn các cử động của nhân vật, để khi vẽ liên tiếp các hình ấy lên màn hình điện thoại ta được một cử động của nhân vật.

• Các item: nhân vật, đồ vật tĩnh...

Người làm đồ họa cũng phải có kiến thức và biết sử dụng các công cụ như Photoshop và 3dMax để có thể tạo các hình ảnh đẹp và nhẹ nhất, tối ưu nhất cho game.

² Thiết kế Level (màn chơi):

Bằng cách vẽ kết nối các tile và đặt vị trí xuất hiện cho các nhân vật, người thiết kế sẽ tạo ra được một sơ đồ hoàn chỉnh. Chú ý phải phân bổ và tính toán sao cho phù hợp với cấp độ khó tăng dần.

² Thiết kế âm thanh:[/font][/align]
[size=small][font=arial, verdana, tahoma]Âm thanh trong game di động Java chỉ là âm thanh MIDI (Musical Instrument Digital Interface). Nếu chọn nhạc nền thì sẽ soạn hay mix nhạc, còn nếu làm hiệu ứng âm thanh thì sẽ mix các âm thanh hiệu ứng từ các tiếng nhạc cụ. Game Java J2ME chỉ hỗ trợ một âm thanh trong cùng một thời gian.

Người soạn nhạc phải có kiến thức nhạc lý, biết cách sử dụng một nhạc cụ bộ gõ như trống và một nhạc cụ khác như piano hay guitar, và có thể sử dụng các chương trình soạn nhạc trên máy tính chuyên nghiệp.

Hiện tại cũng có nhiều chương trình giúp cho việc soạn nhạc dễ dàng mà không cần biết nhiều về nhạc lý, bạn chỉ cần lựa vài hợp âm, nhạc cụ, tempo, điệu nhạc..., và chương trình sẽ tạo bản nhạc cho bạn, tuy nhiên chất lượng và phong cách của bài nhạc sẽ không thực sự nổi bật.

4. Kiểm tra, đóng gói

• Kiểm tra: Nhóm lập trình sẽ cùng chơi thử, cảm nhận và ghi lại tất cả các ưu và khuyết. Sửa các lỗi nếu có. Phát hành bản beta cho game thủ chơi thử và lấy ý kiến của họ.

• Đóng gói: game cho di động phải được “xuất” hay đóng gói cho các dòng máy khác nhau (do các dòng máy này khác nhau về phím nhấn, bộ nhớ và thư viện hỗ trợ).


[/font][/size]

Comments

  • ducnguyendevducnguyendev Posts: 94Registered
    với kinh nghiệm tới thời điểm hiện tại mình khuyến cáo newbie chỉ nên tham khảo cho biết chứ không nên làm theo quy trình này kẻo sặc máu chết đó hơ hơ :v
  • Black FaceBlack Face Posts: 424Registered
    :D, bài viết chỉ mang tính tham khảo để có thể hiểu bao quát được các bước làm game thôi í mà
  • sanggameboysanggameboy Posts: 1,943Registered
    Well không biết quy trình của mọi người như thế nào, nhưng S hay làm theo trình tự nghĩ ra nội dung tổng quát trước, sau đó tưởng tượng gameplay của game sẽ như thế nào. Lấy note ra và ghi cả hai thứ đó lại, sau đó tiến tới phần nội dung game chi tiết, vẽ sơ qua các stage sẽ trông như thế nào, với những vật dụng gì, có gì trong đó. Dựa vào đó S sẽ vẽ tài nguyên cho game. Khi đã có đầy đủ mọi thứ trên thì tiến hành code với những thứ mà mình đã ghi ra sẵn. Âm nhạc sẽ được thiết kế dựa trên nội dung game (âm nhạc là thứ cuối cùng S muốn làm).
    Okay về cơ bản thì S làm vậy với RPG Maker :]] Và khi nói "tiến hành code" có nghĩa là tìm script, rồi làm hệ thống event, và "thiết kế nhạc" có nghĩa là tìm nhạc... omg i'm a loser i can't do anything.
Sign In or Register to comment.